English Korean Vietnamese
Được hỗ trợ bởi Dịch
 

Hướng dẫn sử dụng oscilloscope, máy hiện sóng

07/07/2022 Đăng bởi: Nubicom

Hướng dẫn sử dụng oscilloscope, máy hiện sóng

Máy Oscilloscopehay còn gọi là Máy đo dao động ký hoặc máy hiện sóng  là một trong các công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc sửa chữa thiết bị đo điện tử nói chung, hay điện thoại di động và Laptop nói riêng. Nhờ vào các thiết bị hỗ trợ này, việc tìm ra Pan hỏng trở nên dễ dàng, nhanh lẹ hơn, chính xác hơn và đỡ tốn kém hơn.          

Sử dụng máy hiện sóng để sửa chữa các lỗi điện tử khó


Khi dùng thiết bị điện, chúng ta không thể tránh khỏi việc nó có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng. Để có thể sửa chữa các lỗi cơ bản như mất điện, thiếu điện, điện áp thấp, dòng thấp, quá tải... chỉ cần sử dụng đồng hồ đo điện, cờ lê, tô-vít các thợ sửa chữa điện đã có thể giải quyết hơn 70% các lỗi (pan) thông thường         

Tuy nhiên, đối với các pan (lỗi) khó, cần đo ở độ chính xác cao hơn, phức tạp hơn thì các công cụ cơ bản không thể đáp ứng được. Lúc này, chúng ta cần sự trợ giúp của máy hiện sóng để giải quyết các sự cố, dưới đây cùng điểm qua một số lỗi khó về điện tử có thể giải quyết bằng máy hiện sóng nhé         

- Lỗi về ổn định điện áp: đối với bất kỳ một thiết bị điện tử nào, độ ổn định điện áp là vô cùng quan trọng, điện áp mất ổn định sẽ làm thiết bị không hoạt động được hoặc hoạt động dưới công suất, hoạt động chập chờn. Dùng máy hiện sóng giúp nhìn rõ dạng sóng và biên độ điện áp, sẽ dễ dàng phát hiện khi điện áp thay đổi.         
- Lỗi lọc nguồn, nhiễu nguồn: pan này cũng thuộc diện khó, và không cách nào tìm ra nếu chỉ dùng các công cụ cơ bản. Với máy hiện sóng, dễ dàng thấy được điện áp nguồn có được lọc phẳng hay vẫn nhấp nhô AC…         


- Lỗi mất dao động, dao động sai: tất cả thiết bị điện tử số, thiết bị nào cũng có bộ phận tạo dao động bên trong, nó giống như là quả tim của thiết bị, nếu mất dao động, dao động ở tần số quá thấp, quá cao…làm thiết bị chập chờn, chạy sai…Máy hiện sóng có thể hiển thị đúng tần số dao động và dạng dao động, giúp thợ có thể xác định nhanh lỗi.          
- Dạng tín hiệu bị méo, biến dạng: với các thiết bị kỹ thuật số, các lệnh điều khiển đều là các xung có hình dạng, biên độ, thời gian theo qui định. Nếu xung bị biến dạng, sẽ dẫn đến việc thực thi các lệnh bị sai, hoặc không hoạt động. Máy hiện sóng giúp loại nhanh pan này mà các thiết bị khác không thể thay thế được.  

 

   Có những loại Oscilloscope nào :     

   

 

- Kỹ thuật Analog: loại cũ, tần số thấp vì công nghệ cũ, khả năng đáp ứng phép đo nhanh          
- Kỹ thuật Digital: đang dùng thịnh hành nhất, tần số cao hơn rất nhiều, tích hợp các chức năng đo tự động hiện đại          

Máy hiện sóng Siglent SDS1052DL+ 2 kênh 50MHZ

Siglent SDS1052DL+ 50MHz 2 kênh

Máy dao động kí số Siglent SDS1104X-E 100Mhz 4 kênh

Siglent SDS1104X-E 100MHz 4 kênh

Máy hiện sóng Keysight DSOX3104A 1ghz

Keysight DSO3104A 100MHz 4 kênh

Máy hiện sóng Tektronix TBS2072

Tektronix TBS2000 70MHz 2 kênh

Máy hiện sóng cầm tay cách ly Siglent SHS1102X - 1

Siglent SHS1102X cách ly

Máy hiện sóng Siglent SDS2204X 200MHz

Siglent SDS2204X 200MHz 4 kênh

 


Hướng dẫn sử dụng Oscilloscope


A. Panel trước


1. CRT         

- POWER: Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ sáng          
- INTEN: Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia          
- FOCUS: Điều chỉnh độ sắc nét của hình          
- TRACE RATOTION: Điều chỉnh tia song song với đường kẻ ngang trên màn hình          

2. Vertical         

- CH1 (X): Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y          
- CH2 (Y): Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y          
- AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào và khuếch đâị dọc          
- AC nối AC          
- GND khuếch đại dọc tín hiệu vào được nối đất và tín hiệu vào được ngắt ra          
- DC nối DC          
- VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV, tổng cộng là 10 tầm          
- VARIABLE: Tinh chỉnh độ nhạy với giá trị > 1/2.5 giá trị đọc được. Độ nhạy được chỉnh đến giá trị đặc trưng tại vị trí CAL          
- POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia          
- VERT MODE: Lựa chọn kênh          
- CH1: Chỉ có 1 kênh CH1          
- CH1: Chỉ có 1 kênh CH1          
- DUAL: Hiện thị cả hai kênh          
- ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1-CH2) (phép trừ chỉ có tác dụng khi CH2 INV được nhấn).          
- ALT/CHOP: Khi nút này được nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị một cách luân phiên, khi nút này được ấn vào trong chế độ Dual, thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị đồng thời.          

3. Triggering         

- EXT TRIG IN: Đầu vào Trigger ngoài, để sử dụng đầu vào này, ta điều chỉnh Source ở vị trí EXT          
- SOURCE: Dùng để chọn tín hiệu nguồn trigger (trong hay ngoài), và tín hiệu đầu vào EXT TRIG IN          
- CH1: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong.          
- CH2: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH2 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong.          
- TRIG.ALT: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 hoặc CH2 ở SOURCE, sau đó nhấn TRIG.ALT, nguồn Trigger bên trong sẽ hiển thị luân phiên giữa kênh 1 và kênh 2.          
- LINE: Hiển thị tín hiệu Trigger từ nguồn xoay chiều          
- EXT: Chọn nguồn tín hiệu Trigger bên ngoài tại đầu vào EXT TRIG IN          
- SLOPE: Nút Trigger Slope          
o “+” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vượt quá mức Trigger theo hướng dương          
o “-” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vượt quá mức Trigger theo hướng âm.          

- TRIGGER MODE: Lựa chọn chế độ Trigger          
o Auto: Nếu không có tín hiệu Trigger hoặc tín hiệu Trigger nhỏ hơn 25 Hz thì mạch quét phát ra tín hiệu quét tự do mà không cần đến tín hiệu Trigger.          
o Norm: Khi không có tín hiệu Trigger thì mạch quét ở chế độ chờ và không có tín hiệu nào được hiển thị.          
o TV-V: Dùng để quan sát tín hiệu dọc của hình ảnh trong TV          
o TV-H: Dùng để quan sát tín hiệu ngang của hình ảnh trong TV          

4. Time Base         

- TIME/DIV: Cung hiết bị với sườn máy.          

B. Panel sau


- Z AXIS INPUT: Cho điều biến mật độ          
- CH1 SIGNAL OUTPUT: Cấp áp 20mV/vạch từ máy đếm tần          
- AC POWER: Nguồn xoay chiều          
- FUSE: Cầu chì          

II. Các thức vận hành dao động ký


1. Hoạt động cơ bản - 1 kênh


Trước khi khởi động máy phải đảm bảo điện áp đầu vào đúng yêu cầu. Sau đó thực hiện việc bật các công tắc và nhấn nút theo bảng .                          

Sau khi thiết lập công tắc và các nút như trên thì nối dây điện vào máy và thực hiện các thao tác sau
1) Nhấn nút Power và bảo đảm rằng đèn led bật sáng. Trong vòng 20 s sẽ có tia xuất hiện trên màn hình. Nếu không thấy tia xuất hiện trên mà hình trong vòng 60s thì nên kiểm tra lại các bước thiết lập công tấc ở trên.          
2) Điều chỉnh độ sáng tối và độ sắc nét bằng núm Focus và Inten          
3) Điều chỉnh tia ở đường ngang trung tâm bằng núm Trace Rotation và nút Position          
4) Nối que đo vào đầu Ch1 và 2Vp-p Cal          
5) Đặt công tắc AC-GND-DC ở vị trí AC , Dạng sóng sẽ xuất hiện trên mà hình          
6) Điều chỉnh Focus để có được hình ảnh rõ nét.          
7) Hiển thị dạng sóng rõ ràng hơn bằng cách chỉnh núm Volts/Div và Time/Div tới các vị trí khác nhau          
8) Chỉnh núm Position ngang và dọc để đọc được điện áp cũng như thời gian dẽ dàng hơn          

Ghi chú:Các mô tả trên là hoạt động đơn giản cho kênh Ch1, đối với kênh Ch2 thì hoạt động cũng tương tự.          
undefined
2. Thao tác khi hai kênh hoạt động
Đặt Vert Mode ở Dual, nối hai đầu dò vào Cal, đặt AC-GND-DC ở AC và chỉnh núm Position để thấy được hai tia riêng biệt.        

3. X-Y
Đặt núm chuyển đổi Time/Div sang X-Y để kích hoạt máy hoạt động ở chế độ X-Y.          
- Trục X tín hiệu: Kênh Ch1          
- Trục Y tín hiệu: Kênh Ch2          

Viết bình luận của bạn: