English Korean Vietnamese
Được hỗ trợ bởi Dịch
 

Giấy Chứng Nhận Kiểm Định | Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đo

07/07/2022 Đăng bởi: Nubicom

1. Kiểm định hay hiệu chuẩn thiết bị đo là gì


Với nhiều người, đặc biệt là các đơn vị nhỏ, các chủ đầu tư hay các nhà thầu mới, việc kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo còn nhiều xa lạ, với những điều chưa rõ như: Định nghĩa về loại giấy tờ này, thiết bị đang tìm mua – sắp đưa vào sử dụng có phải kiểm định không? Đơn vị nào kiểm định? Hay căn cứ pháp chế nào quy định

❶ Kiểm định thiết bị đo là gì
Chúng ta có thể hiểu, kiểm định là việc xem xét sự phù hợp của thiết bị đo ( Đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ ) cần kiểm định ( theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ ) với tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, hoặc kiểm tra các thông số kỹ thuật ( thường là giới hạn trên và giới hạn dưới) của thiết bị đo do nhà cung cấp đưa ra. Do tổ chức hoặc cơ quan được pháp luật chứng nhận, để chứng minh sự hoạt động an toàn cho thiết bị đo đó

❷ Hiệu chuẩn thiết bị đo là gì
Hiệu chuẩn, được hiểu là việc kiểm tra thiết bị đo ( cần được hiệu chuẩn ), để chứng minh rằng thiết bị đó đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật ( các thông số do nhà sản xuất cung cấp ) của các đơn vị sử dụng.

Nói theo cách khác: Đó là kết quả kiểm tra lại các chức năng, hoặc thông số kỹ thuật của thiết bị, xem có còn đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất đưa ra hay không. Do các đợn vị, tổ chức có đủ quyền và chức năng hiệu chuẩn thực hiện

❸ Sự khác nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn
♦ Giống nhau: Cùng là kết quả kiểm tra của thiết bị được kiểm định, so với các tiêu chuẩn hoặc các thông số giới hạn của nhà sản xuất, được thực hiện bởi các đơn vị, hoặc tổ chức có đủ quyền hạn và chức năng

♦ Khác nhau: Kiểm định là bắt buộc theo yêu cầu pháp lý của ” Bộ khoa học và Công nghệ “. Trong khi đó hiệu chuẩn là việc hoàn toàn tự nguyện, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của tổ chức hoặc cá nhân.

❹ Giấy chứng nhận kiểm định hoặc hiệu chuẩn thiết bị đo là gì
Là giấy chứng nhận, chứng thực, hay chứng minh rằng các thiết bị đo được ghi trong giấy này, đáp ứng được các tiêu chuẩn hoặc các thông số ghi kèm theo. Do các đơn vị hay tổ chức có đủ quyền và năng lực thực hiện

 

2 Tại sao phải kiểm định hoặc hiệu chuẩn thiết bị đo

 


Với định nghĩa và những giải thích trọng định nghĩa ở trên, đã giúp chúng ta hiểu được phần nào lý do cẩn phải kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo, chi tiết cụ thể mục đích của việc này:

» Nhằm đảm bảo tính chính xác và sự hoạt động an toàn của toàn hệ thống, tránh những sai số hoặc hư hỏng khác từ việc không kiểm soát được số liệu đo, hoặc do số liệu đo không đúng

» Xác định chính xác được sai số của thiết bị đo, từ đó kiểm soát được kết quả đo ( ± sai số )

» Đảm bảo sự tin cậy của phương tiện đo đối với các kết quả đo, bằng cách xác định được thời gian của kiểm định

» Phát hiện các hỏng hóc hoặc dùng để tiên đoán hỏng hóc của thiết bị, từ đó sửa chữa thiết bị đo để đạt được các kết quả trong phạm vi đo

» Là minh chứng cho sự phù hợp của thiết bị theo tiêu chuẩn của quốc tế, quốc gia, hoặc đảm bảo theo chất lượng ngành

 

3 Văn bản pháp quy liên quan đến kiểm định hiệu thiết bị đo


Quyết định số ” 13/2007/QĐ-BKHCN – do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 06/07/2007 “, về việc ban hành  ” Danh mục phương tiện đo phải kiểm định “.

Quyết định trên ban hành kèm theo quyết định số ” 65/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), ban hành ngày ngày 19/8/2002 “, về việc ban hành ” Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và đăng ký kiểm định “.

Quyết định số ” 26/2007/QĐ-BKHCN – do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 31/10/2007 “, về việc ban hành  ” Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận “.

Các kết quả đo sau khi kiểm định, sẽ được thể hiện bằng Tem hoặc Giấy chứng nhận kiểm định.


4 Danh mục các thiết bị đo lường cần phải kiểm định


Dựa theo quyết định số ” 13/2007/QĐ-BKHCN ” và quyết định số ” 65/2002/QĐ-BKHCNMT ” của ” Bộ Khoa học và Công nghệ ” chúng ta sẽ có danh sách các thiết bị đo phải được kiểm định. Theo đó, chúng ta có danh mục các thiết bị đo như:

Tên thiết bị đo độ dài: Thước cuộn, taximet

Tên thiết bị đo dung tích – lưu lượng: Phương tiện đo dung tích thông thường, cột đo xăng dầu, đồng hồ đo xăng, đồng hồ đo khí,…

Tên thiết bị đo áp suất: Áp kế, áp huyết kế

Tên thiết bị đo nhiệt độ: Nhiệt kế, nhiệt kế y học

Và nhiều loại thiết bị đo khác

 

5 Danh sách các tổ chức có đủ quyền và chức năng thực hiện kiểm định hoặc hiệu chuẩn


Theo định số ” 26/2007/QĐ-BKHCN ” có hướng dẫn và ghi rõ về các đối tượng được công nhận: Phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận sự phù hợp.

Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều đơn vị, tổ chức, cơ quan được ” Bộ Khoa Học và Công Nghệ ” – ” Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng ” công nhận đủ chức năng và cấp phép cho thực hiện việc kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo như: Quatest 1, Quatest 3, Kim Long Calibration and Technologies Co.LTD, Viện KHCN Xây Dựng, VMI (Viện Đo Lường Việt Nam), IMES JSC ( Công ty TNHH Đo lường )…

Ứng với mỗi đơn vị, sẽ có danh sách các thiết bị đo mà đơn vị đó có đủ khả năng về máy móc, công nghệ và trình độ chuyên môn để thực hiện chức năng đo lường đã đăng ký với ” Bộ Khoa Học và Công Nghệ ” hoặc ” Tổng Cục Đo Lường Chất Lượng “. Đồng thời các đơn vị này cũng công bố giá dịch vụ cho từng loại sản phẩm

 

 

6 Các mẫu giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo


Có rất nhiều mẫu chứng nhận khác nhau, phù thuộc vào đơn vị kiểm định và chủng loại thiết bị kiểm định. Với mục đích, làm sao thể hiện được các thông số cơ bản, nhãn hiệu sản phẩm được kiểm định.

❶ Mẫu chứng nhận kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lưu lượng nước điện tử
Với các đồng hồ lưu lượng điện tử, việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn ngày càng trở nên phổ biến, bởi cơ chế hoạt động của thiết bị phức tạp, việc hiển thị và kiểm tra cần những người có chuyên môn. Đặc biệt là với các chủ thầu yêu cầu rõ ràng về việc kiểm định thiết bị

❷ Mẫu chứng nhận kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lưu lượng nước dạng cơ
So với các thiết bị đo dạng điện tử, việc kiểm định thiết bị đo lưu lượng dạng cơ đơn giản và không đòi hỏi chuyên môn cao như thiết bị điện tử. Cũng vì lý do đó, giá thành dịch vụ kiểm định này cũng rẻ hơn

Mẫu chứng nhận kiểm định đồng hồ đo lưu lượng

Trong mỗi chứng nhận kiểm định thường ghi rõ: Đối tượng kiểm định; Kiểu; Nơi sản xuất; Thông số đo lường; Tên và địa điểm của đơn vị sử dụng; Số kiểm đinh và hiệu lực; Kích thước danh nghĩa

 

7 Các chứng nhận khác kèm theo của thiết bị đo


Trong các giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm thì chứng nhận kiểm định hoặc hiệu chuẩn thiết bị đo, là một trong những giấy tờ có ý nghĩa lớn trong thực tế sử dụng.

Ngoài ra để chứng minh về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm chúng ta còn có bộ giấy Chứng nhận CO CQ, liên quan đến chứng nhận xuất nhập khẩu và chi tiết danh sách hàng hóa nhập khẩu chúng ta có thêm bộ Packing List 

Viết bình luận của bạn: