English Korean Vietnamese
Được hỗ trợ bởi Dịch
 

Định lượng glucose trong máu của người

27/07/2022 Đăng bởi: Nubicom

Glucose là hợp chất rất quan trọng đối với cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho tất cả tế bào của cơ thể cũng như các hoạt động sống của con người. Định lượng glucose trong máu giúp chúng ta đánh giá được nồng độ glucose trong máu, từ đó làm cơ sở chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh lý đái tháo đường.

1. Glucose là gì?

 

Định lượng glucose trong máu


Glucose là tên khoa học của đường - một loại gia vị rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Cơ thể cần glucose để duy trì hoạt động. Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Khi thiếu glucose, các cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, thậm chí là ngất, hiện tượng này gọi là hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói.

Trong hầu hết các loại thức ăn hàng ngày đều có glucose, đặc biệt một số loại thực phẩm như tinh bột, trái cây rất giàu glucose. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, là thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, heparin, acid hyaluronic,chondroitin ...). Glucose được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucose của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insulin (ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể). Các enzym tiêu hóa sẽ phân tách glucose từ thức ăn. Glucose được đốt cháy tại các tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể và khí CO2, H2O.

Tham khảo: Triệu chứng ung thư vòm họng


2. Định lượng glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

 

Định lượng glucose trong máu

Định lượng glucose trong máu còn được gọi là chỉ số đường huyết hay nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này cho biết định lượng glucose hiện có trong máu. Định lượng glucose trong máu của mỗi người là khác nhau, có thể biến đổi theo từng phút, từng giờ. Dựa vào nồng độ glucose trong máu có thể chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường.

Định lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng (khi chưa ăn uống gì - trung bình sau nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) là khoảng từ 73.8 mg/dl – 106.2 mg/dl (tương đương 4.1 mmol/l – 5,9 mmol/l). Sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 126 mg/dl (7.0 mmol/L). Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì người bệnh có khả năng mắc rối loạn dung nạp glucose. Nếu đường máu tại thời điểm bất kỳ lớn hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l), có thể chẩn đoán đã mắc bệnh đái tháo đường.


3. Các phương pháp định lượng glucose trong máu


Xác định nồng độ glucose trong máu thường được chỉ định khi nghi ngờ mắc đái tháo đường. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết lượng đường có trong máu tại thời điểm lấy mẫu thử. Thông thường, mẫu thử sẽ được lấy vào lúc đói, khi bệnh nhân đã nhịn khoảng 8 - 10 tiếng đồng hồ hoặc có thể lấy máu vào một thời điểm ngẫu nhiên.

Định lượng glucose trong máu

Máu được lấy từ tĩnh mạch và chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm. Nếu chỉ số glucose trong máu ở trong mức bình thường như đã nêu ở trên thì cơ thể khỏe mạnh , nếu cao hơn nghĩa là bạn có khả năng đã có rối loạn dung nạp đường huyết hoặc đái tháo đường.

Cần lưu ý ở phụ nữ có thai, chỉ số đường huyết thường thấp hơn bình thường, ở ngưỡng 70,9 mg/dl ± 7,8 (3,94 mmol/l ± 0,43) vào lúc đói.


4. Tại sao cần đo định lượng glucose trong máu?


Như đã nói, glucose rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

Giảm khả năng tiết insulin. Tuyến tụy phải làm việc quá sức, dễ bị tổn thương;
Tăng khả năng bị xơ cứng mạch máu, xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về gan thận, tim mạch... như: suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến chứng về võng mạc...
Xét nghiệm định lượng glucose trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường, theo dõi điều trị cùng với các xét nghiệm và thăm khám lâm sàng khác. Vì vậy, nếu có dấu hiệu của bệnh lý đái tháo đường (gầy sút cân nhanh, tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều) bệnh nhân nên sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm đo nồng độ glucose máu và kết hợp với các thăm khám lâm sàng khác để có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh gây ra.


 

Viết bình luận của bạn: