-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Công dụng của đồng hồ đo điện là gì? Cấu tạo và cách sử dụng
16/04/2022 Đăng bởi: Nubicom
[MỤC LỤC]
|
Xem thêm: Dụng cụ đo cường độ dòng điện
1. Đồng hồ đo điện là gì?
Đồng hồ đo điện hay còn gọi là đồng hồ vạn năng đây là thiết bị được dùng khá phổ biến trong ngành điện dân dụng và trong các thiết bị điện. Công dụng của đồng hồ đo điện là đo dòng điện áp 1 chiều và đo dòng điện áp xoay chiều.
Bên cạnh đó, công dụng của đồng hồ đo điện vạn năng còn cung cấp chức năng khác như đo dòng điện trở, đo điện dung, đo tần số và đo tụ điện hay còn gọi là kiểm tra diode… Đồng hồ đo điện là thiết bị có nguyên lý hoạt động đơn giản để có thể dễ dàng chuyển từ các tín hiệu điện thành kết quả do nhanh nhất.
2. Cấu tạo của đồng hồ đo điện
- Cấu tạo của đồng hồ đo điện vạn năng kim
Về cấu tạo bên ngoài gồm: Kim chỉ thị, phần cung chia độ, phần vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh, đầu đo điện áp thuần của dòng xoay chiều, đầu đo điện dương hoặc bán dẫn dương P, phần đầu đo chung Com hoặc có thể là bán dẫn âm N,
Vỏ trước đồng hồ đo, mặt chỉ thị của đồng hồ, mặt kính
Vỏ sau gồm: nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), chuyển mạch chọn thang đo điện và phần đầu đo dòng điện xoay chiều.
Mạch điện bên trong gồm: Thiết bị đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị đồng hồ đo điện M, khối nguồn đồng hồ, hệ thống điện trở bù nhiệt.
- Cấu tạo của đồng hồ đo điện vạn năng điện tử số
Một chiếc đồng hồ đo điện vạn năng điện tử thường có cấu tạo như sau: Nút dừng kết quả đo điện, nút nguồn power mở đồng hồ đo, màn hình chính hiển thị hiện chỉ số đo, đầu đo dòng điện lớn, nhỏ, phần đầu đo chung COM,…
Xem thêm:
Máy phát tín hiệu
3. Công dụng của đồng hồ đo điện
- Công dụng của đồng hồ đo điện kim
Công dụng của đồng hồ kim thường có 3 công dụng chính là dùng để đo hiệu điện thế, đo độ lớn của điện trở và đo cường độ dòng điện trong mạch.
- Công dụng của đồng hồ đo điện số
Ngoài 3 chức năng cơ bản trên công dụng của đồng hồ đo điện vạn năng điện tử hiện nay được cải tiến và trang bị thêm các tính năng khác như:
Giúp kiểm tra nối mạch điện
Được cải tiến và trang bị thêm các bộ phận cho phép người dùng có thể đo hiệu điện thế và đo được cường độ dòng điện nhỏ trong khi điện trở lớn.
Giúp đo được độ tự cảm và độ lớn điện dung của tụ điện, làm cho quá trình kiểm tra và lắp đặt mạch điện được an toàn hơn.
Hỗ trợ cho quá trình đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt độ.
Ngoài ra còn giúp lưu giữ số liệu đo đạc,....
4. Cách sử dụng đồng hồ đo điện
- Bước 1: Để đồng hồ về thang đo điện trở Ω.
- Bước 2: Cắm quê đen vào cổng chung COM, cắm quê đỏ vào cổng V/Ω.
- Bước 3: Que đo màu đen cắm vào đầu COM, và que màu đỏ vào đầu (+)
- Bước 4: Sau khi cắm xong ta đặt 2 que đo của đồng hồ đo điện số vào 2 đầu điện trở sao cho chúng song song với nhau.
- Bước 5: Tiến hành đo điện trở, nên đo lại lần 2 để thu được kết quả chính xác nhất.
- Bước 6: Đọc chỉ số hiển thị trên màn đây là kết quả.